Từ nhiều năm trở lại đây, rất nhiều điện thoại, phụ kiện điện thoại từ các hãng lớn như Apple, Samsung đã bị làm giả và có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Dưới đây là cách để chúng ta nhận biết các mặt hàng giả và lựa cho mình những món đồ tốt, đồ chính hãng để sử dụng.
Kiểm tra hộp đựng của món đồ
Các nhà sản xuất hàng giả thường bỏ mặc thiết kế bao bì của sản phẩm. Trong khi đó các nhà bán lẻ chính thức sẽ luôn luôn chăm sóc ngay cả những chi tiết nhỏ nhất của thiết kế và đóng gói hàng hoá của mình.
Hãy xem xét gói hàng, chú ý đến chất lượng chữ cái, hình ảnh được in trên hộp: Phông chữ phải rõ ràng và đồng bộ ở mọi nơi. Không có gì nên được loose bên trong. Các nhà sản xuất chính hãng cũng luôn trau chuốt món đồ của mình thật tốt để không gặp phải hư hỏng nào trong quá trình vận chuyển. Ngay cả những đường may và các góc của bao bì cũng được làm hoàn hảo.
Nhìn vào bản hướng dẫn
Tất cả những thông tin quan trọng về thiết bị phải được niêm yết bằng ngôn ngữ của quốc gia nơi nó được bán ra. Nếu nó được viết bằng một số ngôn ngữ khác và bạn không thể dịch được, thì đó là một món hàng giả hoặc chỉ là một bản sao thương hiệu.
Nhìn vào từng chi tiết nhỏ
Những tiểu tiết, dù là cao su, nhựa hay vỏ nhôm,… đều có thể được làm với chất lượng cao – thấp khác nhau. Trong đó các hãng lớn thường không tiếc nguyên liệu, mà chú trọng vào hoàn thiện sản phẩm với độ tinh xảo cao, không bị những đường cấn nổi lên, hay sứt mẻ không cân đối.
Logo, phông chữ cũng có thể bị làm giả
Logo và phông chữ trên các sản phẩm công nghệ cần được đặc biệt quan tâm nếu bạn mua hàng từ những nguồn không đáng tin cậy. Tất cả những chi tiết này đều sẽ được làm cẩn thận, tỉ mỉ, và không có chuyện bị méo xẹo, bị mất cân đối, hoặc bị mờ đi theo thời gian. Tuy nhiên hàng giả lại ít chú trọng vào những tiểu tiết như thế, qua đó giúp chúng ta dễ nhận biết hơn.
Kiểm tra thiết bị sạc
Cục sạc thường được đi kèm với các thiết bị nhưng sẽ chia khu vực khác nhau. Thí dụ như hàng của Nhật, Hàn Quốc thường có 3 chân cắm, hàng Châu Âu và Việt Nam thường có 2 chân tròn, còn hàng ở châu Mỹ có 2 chân dẹt.
Nếu cục sạc điện thoại được cung cấp không đúng với loại mặt hàng bạn muốn mua, hoặc chủ cửa hàng yêu cầu khách mua sạc rời bên ngoài máy, thì đây rất có thể là dấu hiệu của hàng giả, hàng nhái.
Kiểm tra chất lượng dây cắm
Nên kiểm tra dây sạc, dây cắm vì nó cũng phần nào phản ánh chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Nếu là sản phẩm chính hãng, dây sạc cũng sẽ được làm với kích thước tiêu chuẩn. Ngoài ra, các biểu tượng chú thích cũng được in nhìn “thật” hơn nếu đặt lên bàn cân so sánh.
Bằng việc kiểm tra cẩn thận ở hầu hết các chi tiết bên trong thiết bị, người dùng có thể hạn chế được việc mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là tại các địa chỉ không đáng tin cậy như các cửa hàng nhỏ lẻ, cửa hàng sửa chữa điện thoại, cửa hàng cầm đồ,…
Nguyễn Nguyễn